Tiền có mua được hạnh phúc không?
Hạnh phúc là một gia đình yêu thương, một bữa ăn ngon và mức lương hàng năm là 75.000 đô la. (Đây là một bản xã luận của Mỹ nên tất cả những con số và nghiên cứu trên nền văn hoá Mỹ). Ít nhất, đó là sự khôn ngoan phổ biến kể từ khi Daniel Kahneman (Daniel Kahneman là một nhà tâm lý học và nhà kinh tế học người Mỹ gốc Israel nổi tiếng) và Angus Deaton (Angus Stewart Deaton là một nhà kinh tế học vi mô người Anh và Mỹ. Ông nhận giải nobel kinh tế năm 2015).
Cả hai đã công bố nghiên cứu năm 2010 của họ về mối quan hệ của tiền bạc với hạnh phúc. Hai nhà tâm lý học được cho là đã phát hiện ra rằng mức độ hạnh phúc của mọi người tăng lên cho đến khi thu nhập hàng năm của họ đạt 75.000 đô la, tại thời điểm đó mức độ hạnh phúc sẽ đạt mức ổn định.
Nghiên cứu đã được trích dẫn trong sách, trên các chương trình truyền hình và trên các phương tiện truyền thông xã hội. Và các bà thím nhiều chuyện cười khẩy khắp nơi, lôi con số ra để chứng minh rằng “Thấy chưa, tiền không mua được hạnh phúc”.
Nghiên cứu cung cấp một giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Đối với những người kiếm được ít hơn 75.000 đô la (nghĩa là dưới ngưỡng của hạnh phúc ổn định) thì họ sẽ đưa ra một mục tiêu để phấn đấu. Thành thật mà nói, Bill Gates và Elon Musk dù nhiều tiền nhưng ít nhất cũng không hạnh phúc hơn chúng ta.
Nhưng giống như những thí nghiệm khác, nhận thức phổ biến về nghiên cứu này là sai. Tiền có mua được hạnh phúc không? Không, dì của bạn đúng về điều đó. Nhưng nó có thể tạo điều kiện cho hạnh phúc nếu bạn chi tiêu một cách có suy nghĩ ( Biết cách chi tiền đúng chỗ, đúng nơi và đúng lúc).
Nguồn gốc của hạnh phúc
Hạnh phúc không chỉ là một trạng thái hệ nhị phân đơn giản ( nghĩa là không phải giống 1+1= 2) – một cách khác là khi tiếng tinh tinh trong tài khoản vang lên. Đó là một cảm xúc phức tạp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến nhau, chứ không đơn thuần chỉ là con số. Chúng bao gồm công việc, sức khỏe, các mối quan hệ, lịch trình, yếu tố gây căng thẳng, giáo dục, tính cách, triết lý sống, v.v.
Vì một số yếu tố này có thể thay đổi hàng ngày nên các nhà nghiên cứu thường tìm hiểu về hai loại hạnh phúc. Đầu tiên là trải nghiệm hạnh phúc (bạn cảm thấy thế nào trong thời điểm hiện tại hoặc gần đây). Thứ hai là sự hài lòng trong cuộc sống (bạn cảm thấy cuộc sống của mình nói chung như thế nào?). Lý do là một số người tham gia chắc chắn sẽ có những tuần tốt hơn hoặc tồi tệ hơn bình thường khi các nhà nghiên cứu khảo sát họ. Xem xét cả hai cung cấp một ý tưởng tốt hơn về hạnh phúc tổng thể của mỗi người tham gia.
Năm ngoái, Matthew Killingsworth, một nhà tâm lý học cao cấp tại Đại học Pennsylvania. Đã theo dõi nghiên cứu của Kahneman-Deaton. Anh ấy đã phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh, và gửi ngẫu nhiên những người tham gia để hỏi họ những câu hỏi về trải nghiệm hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của họ. Theo những gì anh ấy đã thu thập, một bộ dữ liệu phong phú, dựa trên khoảng 1,7 triệu báo cáo lấy mẫu kinh nghiệm từ hơn 33.000 người Mỹ (tuổi từ 18-65).
Sau khi kiểm soát các biến số như tuổi tác, giới tính và học vấn. Killingsworth phát hiện ra rằng thu nhập cao hơn “có mối liên hệ chặt chẽ” với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống nhiều hơn – lên tới 80.000 đô la trở lên. Dữ liệu của ông cho thấy không có điểm ổn định rõ ràng nào khiến tiền không còn quan trọng nữa. Hạnh phúc tăng lên cùng với thu nhập.
Mặc dù nghiên cứu không tìm kiếm nguyên nhân, nhưng Killingsworth cho rằng cảm giác kiểm soát là một phần quan trọng. Các câu trả lời cho câu hỏi khảo sát “Bạn đang kiểm soát cuộc sống của mình ở mức độ nào?” chiếm 74% mối liên hệ giữa thu nhập và trải nghiệm hạnh phúc.
Killingsworth nói với CNBC (kênh truyền hình của Mỹ) : “Khi bạn có tiền, bạn có lựa chọn và điều đó có thể biểu hiện theo những cách khác nhau”. Nó thể hiện ở sự lựa chọn những thứ xung quanh bạn.
Ví dụ: “Bạn có mua quả mâm xôi hữu cơ ở cửa hàng tạp hóa không? Bạn có thể từ bỏ công việc mà bạn chán ghét ko ? hay bạn tiếp tục làm vì bạn không đủ khả năng chi trả nếu thất nghiệp? … Bạn có kết thúc mối quan hệ với một người mà bạn đang vướng mắc về tài chính không?”
>>> Đọc Thêm : 5 kiểu đàn ông quyến rũ
Thiết lập hồ sơ tài chính
Thú thật : Tôi đã không công bằng với Kahneman và Deaton ( hai nhà khoa học đang nghiên cứu Tiền có hạnh phúc ko ?). Cho đến nay, tôi chỉ cung cấp cho bạn phiên bản tóm tắt trong nghiên cứu của họ,khi được chia sẻ trên mạng xã hội và truyền thông đại chúng. Nhưng nghiên cứu của họ cũng xem xét cả cảm giác hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Như bạn có thể đoán, thu nhập không ảnh hưởng đến những điều đó theo cùng một cách.
Mặc dù nghiên cứu của họ đã phát hiện ra rằng trải nghiệm hạnh phúc ổn định ở mức 75.000 đô la, nhưng nó không cho thấy mức độ hài lòng trong cuộc sống giảm dần như vậy. Phản ánh dữ liệu của Killingsworth, nó tiếp tục tăng cùng với thu nhập. Kahneman và Deaton lý luận rằng điều này có thể là do tiền quá ảnh hưởng đến cách mọi người trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của họ.
Nếu bạn an toàn, khỏe mạnh, sống trong một khu phố tốt và tận hưởng một cuộc sống xã hội năng động, thì con số trong tài khoản của bạn không ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc hàng ngày của bạn. Bạn sẽ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và những ngày tồi tệ của mình, nhưng căng thẳng về tài chính không làm phức tạp thêm những khó khăn đó. Đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.
Ngược lại, nếu bạn đang gặp khó khăn. Bạn không khỏe mạnh, cảm thấy cô đơn hoặc sống trong một khu dân cư gây rối, thì khó khăn tài chính của bạn có thể sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức đó. Nói cách khác, thu nhập của bạn cao thì nó cho phép bạn đủ sống và thoải mái.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời, thu nhập của bạn tăng lên. Thì trạng kinh tế xã hội của bạn (một yếu tố dự báo hạnh phúc khác) mở ra cho bạn những cơ hội mà bạn có thể khó bỏ qua, chẳng hạn như sống ở nước ngoài hoặc bỏ công việc mà bạn bị coi thường. Và nó củng cố nhiều yếu tố khác có liên quan đến hạnh phúc (chẳng hạn như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và khả năng điều tiết cảm xúc).
>> Đọc thêm : 7 chiếc lọ tài chính
Mưu cầu hạnh phúc
Tại sao sự khác biệt giữa hai nghiên cứu? Killingsworth suy đoán nó liên quan đến phương pháp luận. ( Nghiên cứu đầu tiên của Daniel Kahneman và Angus Deaton vào năm 2010 và một nghiên cứu khác của Killingsworth dựa trên nghiên cưu đầu tiên).
Dữ liệu của Kahneman và Deaton đến từ Chỉ số Hạnh phúc của Gallup-Healthways (là một cty công bố các chỉ số về tình trang sức khoẻ và hạnh phúc của mọi người trên từng nước). Nó đánh giá trải nghiệm hạnh phúc của mọi người bằng cách hỏi họ về trải nghiệm cảm xúc của họ ngày hôm qua. Những câu hỏi như: “Hôm qua bạn có cười nhiều không?” hoặc “Hôm qua bạn có bị căng thẳng không?”
Trong khi đó, cách tiếp cận dựa trên ứng dụng của Killingsworth có thể hỏi mọi người xem họ cảm thấy thế nào trong thời gian thực. (Nghĩa là các câu hỏi tại thời điểm hiện tại). Điều này giúp giảm bớt những thành kiến của các trạng thái tâm trí được nhớ lại.
Killingsworth nói với CNBC (Trang truyền hình Mỹ) : “Trí nhớ của mọi người không hoàn hảo. Một trong những lợi thế khi thiết kế nghiên cứu này là tôi đang tiến gần nhất có thể đến phép đo thuần túy, đó là : “Hiện tại bạn cảm thấy thế nào?” Mọi người có thể trả lời câu hỏi đó khá dễ dàng vì nó làm cảm xúc ở thời hiện tại. Bạn có thể trả lời ngay mà ko cần phải suy nghĩ quá nhiều.
Trong khi nếu bạn nói: “Bạn cảm thấy thế nào ngày hôm qua? Bạn cảm thấy thế nào trong tháng vừa qua?” con người sẽ phải suy nghĩ, xem xét xem là trong tháng qua mình đã làm những gì ? Mặt khác, sự hài lòng về cuộc sống có thể ổn định hơn. Vì cách giải thích của người tham gia về khảo sát không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi thất thường hàng ngày.
Cũng cần lưu ý rằng cả hai nghiên cứu đều chứng thực bằng các nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa hạnh phúc và tiền bạc.
Ví dụ: các báo cáo hạnh phúc của thế giới, so sánh nhiều cuộc khảo sát về hạnh phúc từ hơn 160 quốc gia. Với cỡ mẫu trung bình khoảng 1.000 người mỗi quốc gia. Mặc dù các quốc gia hạnh phúc nhất không nhất thiết phải là những quốc gia giàu nhất, nhưng họ có xu hướng khá giả hơn và tiếp đón những công dân có cuộc sống lành mạnh và chất lượng tổng thể cao.
Tiền có mua được hạnh phúc không?
Mặc dù cả hai nghiên cứu đều cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hạnh phúc và tiền bạc, nhưng cả hai nghiên cứu đều không thể xác định rằng tiền mua được hạnh phúc.
Sau tất cả thì tiền là một phương tiện trao đổi. Nó chỉ đại diện cho những thứ, dịch vụ và trải nghiệm mà chúng ta mua bằng tiền. Vì vậy, khi thảo luận về tiền bạc và hạnh phúc, câu hỏi không chỉ là bạn có bao nhiêu. Mà đó là cách bạn sử dụng tiền.
Nếu bạn tiêu tiền của mình vào những thứ, trải nghiệm và nhu cầu cần thiết giúp thay đổi hạnh phúc của bạn. Thì tiền của bạn sẽ khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn.
>>> Đọc thêm : quản lý tài chính cá nhân
Liz Dunn, giáo sư tâm lý xã hội tại Đại học British Columbia và Michael Norton giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường kinh doanh Harvard. Cả hai đã nghiên cứu về hạnh phúc trong hơn một thập kỷ. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng một phần lý do khiến những người có nhiều tiền hạnh phúc hơn không chỉ là quy mô tài khoản ngân hàng của họ — đó là cách họ sử dụng tiền của mình để tạo ra hạnh phúc.
Theo Norton, các triệu phú dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho hoạt động giải trí tích cực – theo đuổi như tập thể dục, các sở thích, kỳ nghỉ và các buổi giao tế trong xã hội khác. Bạn càng ở mức thấp trong khung thu nhập, bạn càng thấy nhiều người chi tiền cho các hoạt động giải trí thụ động như xem TV hoặc thậm chí không làm gì cả.
“Hóa ra là giải trí thụ động khiến chúng ta không vui, còn giải trí tích cực lại khiến chúng ta hạnh phúc. Vì vậy, các triệu phú – bằng cách có nhiều tiền hơn – thực sự có thể mua cho mình nhiều thời gian rảnh rỗi tích cực hơn, và điều đó phần nào dự đoán lý do tại sao họ là những người hạnh phúc hơn.”
Một cách khác mà tiền tạo điều kiện cho hạnh phúc là trải nghiệm qua tài khoản ngân hàng. Mọi người có xu hướng nghĩ về tiền như một cách để mua mọi thứ. Nhưng niềm vui mà những thứ thứ mang lại có rất nhanh chán. Bạn nghĩ rằng chiếc ghế dài ( mà bạn nhìn trong tiêm hay trên tạp chí) đó chính xác là những gì bạn cần để có được phòng khách trong mơ của mình. Vài tháng sau, nó chỉ là một chiếc ghế để ngồi, không hơn không kém.
Norton chỉ ra rằng, một lý do cho điều này là chúng ta có xu hướng mua đồ cho bản thân nhưng lại chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Ngay cả niềm hạnh phúc bắt nguồn từ một bộ phim cũng phụ thuộc vào cách bạn tiếp cận nó. Bạn đang mua đĩa Blu-ray (Đĩa Blu–ray hiện rất được ưa chuộng tại các nước phát triển do có dung lượng lưu trữ cao, chứa đựng được nhiều dữ liệu. Hiện giờ thì chúng ta dùng các ổ cứng để lưu trữ tài liệu) để cất trên kệ bộ sưu tập của mình hay bạn đang xem nó với bạn bè rồi đến quán bar để thảo luận về nó?
“Ngay cả tương tác thông thường với người khác cũng khiến chúng ta hạnh phúc hơn là ngồi một mình trong phòng” Norton nói.
Cuối cùng, càng nhiều người sử dụng tiền của mình để cho người khác, họ càng có xu hướng hạnh phúc hơn. Trong nghiên cứu của họ, Dunn và Norton đã cho những người tham gia tiền để chi tiêu trong một ngày. Họ hướng dẫn một số người tham gia chi tiêu cho bản thân và những người khác không chi tiêu cho mình mà tiêu cho cộng đồng. Họ thấy rằng các nhóm từ thiện đã có một ngày hạnh phúc hơn nhiều.
Norton lưu ý rằng, kiểu cho rõ ràng không quan trọng. Mọi người có thể quyên góp thời gian hoặc tiền bạc của họ cho tổ chức từ thiện. Họ có thể mời một người bạn đi ăn trưa. Hoặc họ có thể mua một món quà cho người nhà. Chính hành động cho đi sẽ làm chuyển động mặt số hạnh phúc.
Nghiên cứu chỉ ra những cách khác để sử dụng tiền. Và sử dụng thế nào để tạo điều kiện cho hạnh phúc, và kết quả rút ra là Elon Musks và Bill Gates có lẽ đang vô cùng hạnh phúc. Nhưng lần tăng lương lớn tiếp theo sẽ không làm bạn hạnh phúc hơn nhiều trừ khi bạn có kế hoạch chi tiêu một cách khôn ngoan.
Và cuối cùng, sau bài xã luận này. Bạn có thể thấy rằng tiền không đem lại hạnh phúc nhưng giúp bạn hạnh phúc hơn. Bạn có thể dùng tiền để có thêm thời gian cho gia đình, làm những hoạt động tích cực. Chạm tới những dịch vụ tốt hơn và cuối cùng là gia đình bạn có nhiều thời gian cho nhau hơn.
Đương nhiên, bạn có hạnh phúc hay không là do những mục tiêu bạn đặt ra. Và nếu bạn đạt được những điều bạn mong muốn thì đó là hạnh phúc. Bạn có thể tự viết ra và cho điểm những điều đó thành 100%, mỗi nhóm cho điểm từ 1-10% như là : Công việc, gia đình – con cái, sức khoẻ, tiền bạc, danh vọng, tình yêu … Và theo dõi hàng ngày để biết được là mình có hạnh phúc ko ?
Bài xã luận này sử dụng rất nhiều ngữ cảnh, các hoạt động tổ chức, các công ty truyền hình, truyền thông mà có thể bạn chưa biết. Chính vì vậy mình xin phép được đóng mở ngoặc giải thích theo ý của mình. Nếu bạn cần có bài gốc thì nhấn vào link dưới nhé.
Dich theo : Bigthink