Chất béo

Cơ thể con người bao gồm tất cả các loại chất khác nhau và chất béo là một trong những thành phần quan trọng nhất.

Nhưng chính xác chất béo là gì? Nó đóng vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta, và tác động của nó đối với sức khỏe của chúng ta là gì? Chất béo là một phần thiết yếu của sinh lý con người trong nhiều thế kỷ, nhưng chỉ gần đây mới được chú ý khi thảo luận về sức khỏe và dinh dưỡng.

Trong bài đăng trên blog này, chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới hấp dẫn của chất béo, khám phá nó là gì và tác dụng của nó đối với cơ thể cũng như cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về cách nó có thể tác động đến sức khỏe của chúng ta theo cả cách tích cực và tiêu cực, để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và gia đình mình.

Nhất là các bạn gái đang giảm cân và muốn hiểu rõ hơn về chất béo.

I.  Chất béo là gì?

(Triglycerid= glycerol+acid béo, Cholesterol, Photpholipid)

Chất béo là nguồn dinh dưỡng đa lượng và là năng lượng cần thiết cho cơ thể con người giúp chúng ta hoàn thành các chức năng cần thiết của cơ thể.

Chất béo trong thực phẩm bao gồm

  • Chất béo chuyển hoá
  • Chất béo bão hoà
  • Chất béo không bão hoà đơn
  • Chất béo không bão hoà đa ( axit béo trong cơ thể người gồm Omega 3 và Omega 6, riêng axit béo không thiết yếu là Omega 9)

Các axit béo có thể được tìm thấy ở cả động vật và thực vật.  Chất béo bão hòa thường được tìm thấy nhiều nhất trong các sản phẩm từ động vật như sữa, thịt đỏ và bơ là một trong những nguồn nổi bật nhất.

Chất béo không bão hòa đơn thường được tìm thấy trong các loại hạt, quả bơ và dầu ô liu, trong khi chất béo không bão hòa đa được tìm thấy trong axit béo omega-3

Omega 3

Omega 3

Omega 3 là thực chất là một loại axit béo không no gồm DHA (Decosa Hexaenoic Acid) và EPA (Eicosa Pentaenoic Acid). Dưỡng chất này vô cùng cần thiết đối với cơ thể chúng ta. Nhưng cơ thể con người không thể tự sản sinh ra loại axit béo này, do đó chỉ có thể cung cấp dưỡng chất này từ các nguồn thực phẩm có trong tự nhiên.

Thường axit béo omega 3 có rất nhiều ở mỡ cá, chủ yếu là cá vùng biển lạnh như: cá trích, cá ngừ, cá thu, cá bơn, cá hồi….. Bên cạnh đó Omega 3 còn có trong nhiều loại thực phẩm khác như: hạt óc chó, hạt chia, đậu nành, trứng gà ta, thịt bò, rau chân vịt, rau sam…

Chất béo cũng đóng vai trò duy trì năng lượng trong suốt cả ngày. Nó được tiêu hóa chậm, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn vì năng lượng được giải phóng liên tục sau khi tiêu thụ. Điều này làm cho nó trở thành một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ bữa ăn nào, đặc biệt đối với những người đang tìm kiếm cảm giác no.

Trong Omega 3 có 2 thành phần chính là DHA và EPA, mỗi thành phần đóng vai trò khác nhau:

DHA: Đây là thành phần rất quan trọng trong việc tăng cường hoạt động và phát triển của trí não. DHA chiếm ¼ lượng chất béo trong hệ thần kinh trung ương.

Đối với người lớn DHA góp phần lớn trong việc bảo vệ tim mạch, bởi chúng làm giảm lượng cholesterol và triglycerid máu.

EPA cũng là một trong những thành phần vô cùng có lợi cho sức khỏe của chúng ta, chúng được mệnh danh là “thần dược” thanh lọc cơ máu.

Chất béo

Omega 6

Omega 6 là chất béo cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần bổ sung cho cơ thể từ nguồn thức ăn cung cấp.

Cũng như Omega 3, Omega 6 có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Bởi vậy, Omega 6 thường chỉ cần cho người lớn để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, còn tác dụng cho trí não và mắt là không có và tác dụng chống oxy hóa cũng không nhiều.

Bên cạnh đó, bổ sung dư thừa Omega 6 sẽ không tốt, nó có thể làm gia tăng sự giữ nước trong cơ thể, kéo theo việc tăng áp suất máu, và tăng nguy cơ máu bị đóng cục trong lòng mạch. Nếu như tỉ lệ Omega 6 và Omega 3 không cân đối với lượng Omega 6 quá cao sẽ gây hại cho sức khỏe.

Trong quá trình cơ thể sử dụng, hai chất Omega 6 và Omega 3 đều sử dụng chung một số enzymes, vitamins (B3, B6, C, E) và các chất khoáng magie và kẽm. Tỉ lệ cân bằng bạn có thể sử dụng là omega3 = omega 6, có điều omega 6 có rất nhiều trong dầu ăn hàng ngày rồi nên việc nạp thêm bằng thực phẩm chức năng là hoàn toàn không cần thiết.

Chất béo

II. Vai trò của chất béo trong cơ thể con người

Ngoài vai trò chính là cung cấp năng lượng, chất béo còn hỗ trợ duy trì nhiệt độ cơ thể khỏe mạnh và bảo vệ các cơ quan nội tạng của chúng ta. Nó đóng vai trò cách nhiệt khỏi cái lạnh, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Về mặt bảo vệ các cơ quan, chất béo giúp đệm và cách nhiệt để giúp đảm bảo các cơ quan của chúng ta luôn an toàn, bảo vệ chúng khỏi những chấn thương và tác động nhỏ.

Cuối cùng, chất béo cũng giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K, cho phép chúng được vận chuyển dễ dàng hơn khắp cơ thể. Nếu không có những vitamin này, một người sẽ gặp khó khăn trong việc nhận được dinh dưỡng hợp lý và có thể bị thiếu hụt, điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nhìn chung, chất béo là một chất dinh dưỡng quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Từ việc cung cấp năng lượng đến hấp thụ các vitamin thiết yếu, nó đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

III. Hiểu về ảnh hưởng của chất béo đối với sức khỏe

Tuy nhiên, nếu dung nạp nhiều chất béo có thể ảnh hướng xấu đến sức khoẻ con nguòi.

  • Tăng nguy cơ béo phì. Dung nạp quá nhiều chất béo dẫn đến tăng lượng mỡ tích tụ dưới da. Phải biết rằng mỡ trong cơ thể không có điểm dừng.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gây xơ vữa động mạch…
  • Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
  • Ảnh hưởng chức năng của gan. Có thể làm gan bị nhiễm mỡ dẫn đến sơ gan…

Nên có 1 chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh để kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể. Cũng như có thể tìm các loại chất béo tốt từ thực vật : hạt dẻ, cá, đậu phụ, dầu o liu…

Hạn chế các đồ chiên rán đặc biệt là chiên rán nhiều lần.

IV. Các loại chất béo

Như đoạn đầu mình có viết sơ về các loaị chất béo. Ở phần này mình sẽ nói rõ hơn về từng loại chất béo tốt xấu.

1. Chất béo bão hoà

Là chất béo có tính chất bão hoà từ trong phần tử, tức là chúng chứa liên kết đơn hoặc đôi giữa các nguyên tử carbon. Chất béo bão hoà thường tìm thấy trong thực phẩm sau

  • Thịt đỏ : Thịt bò, heo, cừu, dê ( tuy nhiên một số loại thịt đỏ ít chất béo hơn như thịt gà, ngan, ngỗng, vịt)
  • Phô mai : Như Cheddar ( màu vàng tươi siêu ngon) mozzarella có trong các loại pizza, brieChất béo
  • Thực vật :dầu cọ, bơ, đậu phông, dừa, hạt chia…

Tuy nhiên là không nên ăn nhiều chất béo bão hoà vì các vấn đề về sức khoẻ như tăng cholesterol trong máu.

2. Chất béo không bão hoà đơn

Hay còn gọi là chất béo không no đơn, chúng ở dạng thể lỏng trong nhiệt độ phòng và dễ bị oxy hoá. Chất béo không bão hoà đơn là một chất béo lành mạnh và cần cho sức khoẻ cơ thể.

Bao gồm : mỡ cá, các loại dầu như oliu, hạt lanh, dầu hoa hướng dương. Các loại đâu : đậu phụng, hạt chia…Chú ý là chất béo không bão hoà đơn có lượng calo cao, cẩn thận không tăng cân.

3. Chất béo không bão hoà đa

Thì bao gồm omega 3-6 ở trên mình có nói rồi.

V. Kết luận

Nhu cầu cơ thể nên được nạp khoảng 20-30% chất béo/ tổng lượng calo nạp trong 1 ngày.  Vì chất béo có hàm lượng calo cao nên nếu ăn nhiều sẽ bị béo hoặc tăng cân. Ngoài ra có thể bị béo phì, mỡ máu….

Để có một sức khoẻ tốt thì chế độ ăn uống cần phải đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng. Đặc biệt là các chị em đang cần giảm cân tự nhiên.

Dinh dưỡng là điều rất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta lại xem nhẹ. Hãy hiểu về cơ thể và chế độ dinh dưỡng để có 1 cái nhìn tổng quát nhất.

 

Write A Comment