Insulin và giảm béo
Insulin là gì ?
Insulin là một hormone ( phân tử truyền tin tới một tế bào mục tiêu nào đó) nằm trong tuyến tuỵ, một cơ quan nằm trong bụng dưới gan. Insulin truyền thông điệp tới phần lớn tế bào cơ thể người nhằm lấy glucose từ trong máu sử dụng làm năng lượng.
Insulin là nhân tố chủ chốt của quá trình chuyển hoá năng lượng, là một hormone cơ bản của việc tích và trữ mỡ.
Ví dụ : tiểu đường tuýp 1 là kết quả của việc tế bào sản sinh insulin trong tuyến tuỵ bị phá huỷ do tự miễn dịch, khiến mức insulin vô cùng thấp. Việc tìm ra insulin đã khiến căn bằng chết người này thành bệnh mãn tính.
Insulin là nhân tố nội tiết chủ đạo thúc đẩy tăng cân.
Cơ thể tạo ra insulin như thế nào ?
Khi bạn ăn xong một bữa ăn.
Các cơ quan tiêu hóa của bạn phân hủy lượng carbs ăn vào thành glucose, sau đó glucose đi vào máu.
Lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Đây là tín hiệu để tuyến tụy của bạn sản xuất insulin.
Insulin vận chuyển đường từ máu đến các tế bào của bạn, nơi chúng sử dụng nó để sản xuất năng lượng.
Công việc insulin trong cơ thể
Insulin giúp di chuyển lượng glucose ra khỏi máu, đến chỗ tích trữ để sử dụng sau. Chúng tích trữ glucose này thành glycogen trong gan (sự tạo đường). Sức chứa glycogen trong gan có giới hạn nên lượng carbohydrate (tinh bột) dư thừa sẽ biến thành mỡ.
Khi chúng ta ăn, mức insulin tăng, tích trữ năng lượng dưới dạng glycogen và mỡ. Khi chúng ta nhịn ăn thì phần năng lượng tích trữ được sử dụng, biến mỡ thành năng lượng.
Insulin là hormone tích trữ, việc ăn nhiều thực phẩm dẫn tới giải phóng insulin. Insulin sau đó kích hoạt sự tích trữ đường và mỡ. Khi không ăn gì thì mức insulin giảm, sự đốt đường và mỡ được kích hoạt.
Hiểu 1 cách đơn giản hơn là nếu để lượng insulin tăng thì quá trình đốt đường làm năng lượng và sẽ tích mỡ, khi lượng insulin giảm thì cơ thể phải lấy mỡ dự trữ để làm năng lượng vì vậy mà quá trình đốt mỡ bắt đầu.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hoặc tạo ra không đủ insulin. Có hai loại bệnh tiểu đường chính: loại 1 và loại 2.
Tiểu đường tuýp 1 kết quả của việc tế bào sản sinh insulin trong tuyến tuỵ bị phá huỷ do tự miễn dịch, khiến mức insulin vô cùng thấp ( hay nói cách khác là thiếu hụt insulin). Việc tìm ra insulin đã khiến căn bằng chết người này thành bệnh mãn tính.
Tiểu đường tuýp 2 là kháng insulin với sự bài tiết insulin quá mức (trái ngược hẳn với tiểu đường tuýp 1). Đây là bệnh về chế độ ăn uống và lối sống.
>>> ĐỌC THÊM : 4 bí quyết giảm mỡ
Insulin và giảm béo
Như chúng ta đều biết ở trên là Insulin kiểm soát tích trữ mỡ trong cơ thể. Nên việc muốn tăng cân hay giảm cân đều có thể phụ thuộc vào cơ chế insulin.
Kháng insulin cao dẫn đến mức đường trong máu cao vì thế insulin không chỉ gây ra béo phì mà còn gây ra tiểu đường tuýp 2.
Béo phì thông thường được biết đến với rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng cân không kiểm soát tuy nhiên hormone insulin là một trong những yếu tố quan trọng kiểm soát sự tăng giảm của cơ thể.
Mỗi khi bạn ăn một thứ gì đó, cơ thể bạn chắc chắn sẽ sản xuất một lượng insulin nhất định. Ăn thường xuyên và ăn vặt khiến cơ thể bạn liên tục sản xuất insulin.
>>> ĐỌC THÊM : Nhịn ăn gián đoạn
Chìa khóa để giảm cân thành công là kiểm soát insulin của bạn, cụ thể là giữ insulin ở mức thấp nhất có thể.
Đây là điểm chốt:
- Giữ carbohydrate (tinh bột) ở mức tối thiểu. Cơ thể bạn sẽ tạo ra và tiết ra ít insulin hơn, làm giảm quá trình tích tụ chất béo. Nhìn vào nhãn thực phẩm, bất cứ thứ gì trên 25 gram carbohydrate mỗi khẩu phần đều được coi là quá cao.
- Ngủ ít nhất 7 tiếng. Thiếu ngủ làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến tiết insulin nhiều hơn.
- Tập cardio tim mạch thường xuyên (đi bộ, chạy, đạp xe, v.v.) khiến cơ thể bạn sử dụng đường ngay lập tức, điều này bỏ qua, ức chế insulin và giảm lưu trữ chất béo. Ngồi nhiều và lười vận động sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Luyện tập thì nên thay đổi các bài tập liên tục để cơ thể không quá quen, vì khi quen với 1 loại hoạt động nào đấy sẽ làm cơ thể không đốt mỡ tiếp tục mà sẽ quen dần với bài tập. Mỗi buổi tập từ trên 30 phút mới bắt đầu đốt mỡ.
- Ăn ngay trước khi đi ngủ, đặc biệt là carbs, khiến bạn tích trữ chất béo trong khi ngủ. Nói chung, chúng ta đốt cháy phần lớn chất béo trong khi ngủ, trừ khi chúng ta nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Bạn sẽ mất một cơ hội quan trọng để đốt cháy chất béo.
Mình sẽ tiếp tục đăng tải thêm thông tin về insulin và giảm béo trong phần tới nhé. Mỗi phần bạn sẽ hiểu thêm 1 chút về insulin và các phương pháp giảm insulin để giảm mỡ.
Bài được lấy thông tin từ quyển :” The Obesity Code” của bác sỹ Jason Fung và một vài các trang thông tin khác.